Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa
Trường An Việt
Địa chỉ: 77 đường Nguyễn Dữ, Khuê Trung, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236.628.77.99    Hotline: 0919.302.399

KỸ SƯ BỜM THỜI @

Chương 1: NÓNG QUÁ! KIẾM CÁI GÌ CHO NÓ MÁT!(FANS)

Hôm đó vào giữa tháng 7, hè oi bức, cái nóng bu quanh cục xôi hừng hực nãy giờ Bờm nhìn đau đáu mà không dám nuốt. Đã hai ngày rồi, đói rã ruột mà xôi hỏng Bờm nào dám ăn. Chợt Bờm đứng phắt dậy, “thôi pha đỡ bát mì tôm trứng thịt bò rau thơm ăn tạm vậy, có thực mới vực được đạo mà! @@”.

Vừa ăn mì, mồ hôi Bờm tuôn ra như suối. “Cái Đinh Công Mệnh, nóng quá!”, miệng thì húp sùm sụp, chợt Bờm ngước lên, mồm còn nguyên chòm râu mì, mặt trợn ngược:”Á cái buồng cau!” Hí hững, Bờm phạt cái mo cau, tỉa tót rồi đem vào ngồi vừa quạt vừa  rung đùi húp tiếp bát mì còn dang dỡ.

Đang xực ẩm thực hay ho thì bổng đâu Bờm nghe một giọng the thé vang lên:

  • Ăn ngon hi mày!

“Ôi cái định mệnh, thằng gà phú ông chết bầm!”

Phú ông vén quần ngồi bệt bên Bờm:

  • Mát ghê mày? Ô cái này úp mặt tao vừa hi! – Phú ông đon đã
  • Thôi đi cha, tui có mỗi cái này cho qua mùa hè thôi – Bờm xẳng lại
  • Hay mày để lại cho tao đi, tao cho mày cục xôi muối vừng to bự, ăn mì miết tóc nó quăn xấu lắm con ạ! – Phú ông ra giá
  • Dạo này dân tình oán ức, tao cần cái mo vừa mặt để che mày ạ! – Lão thở dài làm bộ.

“Xôi?” Món khoái khẩu của Bờm. ”Tao còn cả vạt cau”:

  • Nè! Nể ông lắm đó! – Bờm làm bộ

Cuộc mua bán xong, phú ông hí hững lấy mo che mặt không quên để lại cho Bờm vò xôi định đưa ra đồng cho lũ thợ gặt.

Tay cầm quạt mới, nằm đu đưa trên chiếc võng, dù có quạt mo nhưng mồ hôi Bờm vẫn tuôn rơi lã chã. ”Mỏi tay quá! Nghe đâu làng bên bán quạt điện rẻ lắm, chiều qua xem thế nào”.

Chương 2: TỪ CÁI QUẠT MO LÊN CÁI ĐIỀU HÒA – CÒN HƠN TRÚNG SỐ!(AIR CONDITIONER)

Gom số mo cau trong vườn Bờm làm quạt đem bán cho vài nhà cũng tạm được ít đồng bèn thẳng tiến làng bên.

“Đây là quạt điện, có ba số 1, 2, 3 tốc độ, giá 2 xị”. Bờm trả xị rưỡi rồi rinh về.

Tối, mặc dù đã có quạt điện nhưng không khí oi bức của mùa hè vẫn không làm Bờm ta chợp mắt. “Làm sao ta?”

“Ơ rê ka! Lấy chậu nước to bỏ trước nó, ra bà Cá mua cây đá về chắn ngang nữa là được ”.

Nhờ “sáng kiến” đó Bờm ngủ ngon được mấy hôm@@.

Niềm vui chưa tày gang thì sau mấy ngày Bờm thấy tốn điện, tốn tiền mua đá quá. Nghe đâu làng bên cũng vừa lượm được bí kíp chế cái gọi là máy điều hòa ngon lắm. Bờm ta qua định mua thì cài thằng lề trọc phú hét giá chục chai, Bờm liền bai bai lầm lũi ra về.

“Ôi cái sự đời!” – Bờm hậm hực. “Mầy làm được thì tao cũng làm được”. Bờm lân la hỏi han, nghe đâu làng đó được một tiên nhân – hiệu là Gu-Gồ mách nước. Bờm quyết vượt đường sá xa xôi xin diện kiến Mít tờ Gu-Gồ.

Sau 7 ngày thức 6 đêm ngủ, cuối cùng Bờm cũng đến khu trú ngụ của Mít tờ Gu-Gồ. Nghe giang hồ đồn là chưa ai được nhìn thấy lão. Trước nhà lão là một cái giếng to tướng, ai cần hỏi cái gì thì viết giấy đùm đá ném xuống rồi sẽ có vô cờ số đùm khác trồi lên. Tiền thì lão đếch cần, đã có tổ chức từ thiện quần chúng ADV lo cho lão, quan trọng là Bờm phải biết đường lựa đùm nào thơm thôi@@.

Đã chuẩn bị sẵn, đến mặt giếng Bờm ném cái đùm ghi “Cấu tạo máy điều hòa” thì ôi thôi hàng đống đùm bự trồi lên. Bờm ta liền vớt vài đùm đầu tiên về banh ra và tổng hợp lại:

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ

Cấu tạo máy lạnh đang được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay là loại máy lanh 2 cục, gồm: cục lạnh (dàn lạnh) lắp bên trong nhà và cục nóng (dàn nóng) lắp bên ngoài.

Xét về chức năng, máy lạnh có thể phân thành 2 loại: loại 1 chiều chỉ làm lạnh và loại 2 chiều lạnh - sưởi 

Xét về công nghệ máy lạnh 2 cục có thể phân thành 2 loại: máy lạnh loại thường (mono) và máy lạnh inverter (tiết kiệm điện)

Dàn nóng:

Là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm, có quạt kiểu hướng trục. Dàn nóng có cấu tạo cho phép lắp đặt ngoài trời mà không cần che chắn mưa. Tuy nhiên cần tránh nơi có nắng gắt và bức xạ trực tiếp mặt trời, vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả làm việc của máy.

Dây điện điều khiển: Ngoài 2 ống dẫn gas, giữa dàn nóng và dàn lạnh còn có các dây điện điều khiển.

Ống dẫn ga: Liên kết dàn nóng và lạnh là một cặp ống dịch lỏng và gas. Kích cỡ ống dẫn được ghi rõ trong các tài liệu kỹ thuật của máy hoặc có thể căn cứ vào các đầu nối của máy. Ống dịch nhỏ hơn ống gas. Các ống dẫn khi lắp đặt nên kẹp vào nhau để tăng hiệu quả làm việc của máy. Ngoài cùng bọc ống mút cách nhiệt.

Dàn nóng gồm máy nén và quạt, là bộ phận tiêu tốn điện nhiều nhất của máy lạnh, chiếm khoảng 95% toàn bộ lượng điện tiêu thụ của máy. Dàn lạnh chỉ có quạt và board điều khiển nên tiêu thụ điện không đáng kể, khoảng 5%.

Dây điện động lực: Dây điện động lực (dây điện nguồn) thường được nối với dàn nóng. Tuỳ theo công suất máy mà điện nguồn là 1 pha hay 3 pha. Thường công suất từ 36.000 Btu/h trở lên sử dụng điện 3 pha. Số dây điện động lực tuỳ thuộc vào máy 1 pha, 3 pha và hãng máy.

Dàn lạnh 

Được đặt bên trong phòng, là dàn trao đổi nhiệt kiểu ống đồng cánh nhôm. Dàn lạnh có trang bị quạt kiểu ly tâm (lồng sóc). Dàn lạnh có nhiều dạng khác nhau cho phép người sử dụng có thể lựa chọn kiểu phù hợp với kết cấu tòa nhà và không gian lắp đặt, cụ thể như sau:

  • Loại đặt sàn: cửa thổi gió đặt phía trên, cửa hút đặt bên hông, phía trước. Loại này thích hợp cho không gian hẹp, nhưng trần cao.
  • Loại áp trần: Loại áp trần được lắp đặt áp sát la phông. Dàn lạnh áp trần thích hợp cho các công trình có trần thấp và rộng. Gió được thổi ra đi sát trần, gió hồi về phía dưới dàn lạnh.
  • Loại dấu trần: Dàn lạnh kiểu dấu trần được lắp đặt hoàn toàn bên trong la phông. Để dẫn gió xuống phòng và hồi gió trở lại bắt buộc phải có ống cấp, hồi gió và các miệng thổi, miệng hút. Kiểu dấu trần thích hợp cho các văn phòng, công sở, các khu vực có trần giả.
  • Loại treo tường: đây là dạng phổ biến nhất, các dàn lạnh lắp đặt trên tường, có cấu tạo rất đẹp. Máy điều hoà dạng treo tường thích hợp cho phòng cân đối, không khí được thổi ra ở cửa nhỏ phía dưới và hút về ở phía cửa hút nằm ở phía trên.
  • Loại cassette: Khi lắp đặt loại máy cassette người ta khoét trần và lắp đặt áp lên bề mặt trần. Toàn bộ dàn lạnh nằm sâu trong trần, chỉ có mặt trước của dàn lạnh là nổi trên bề mặt trần. Loại cassette rất thích hợp cho khu vực có trần cao, không gian rộng như các phòng họp, đại sảnh, hội trường

Nguyên tắc hoạt động của máy lạnh

Dàn ngưng không khí có quạt gió làm mát cưỡng bức. Quạt gió dàn ngưng thường là quạt hướng trục. Dàn bay hơi làm lạnh không khí trực tiếp. Quạt hút không khí từ trong phòng qua phin lọc không khí 4 thổi qua dàn lạnh rồi đẩy qua các cánh điều chỉnh hướng gió trở lại trong phòng. Khi qua dàn lạnh không khí thải nhiệt và thải ẩm cho dàn bay hơi. Nước ngưng trên dàn bay hơi theo ống thoát nước 3 và được đưa ra ngoài.

Hơi môi chất lạnh R22 được máy nén hút về từ áp suất thấp P0  từ (5 ÷ 6) at – áp suất dư) nén lên áp suất cao PK và đẩy vào dàn ngưng tụ từ (15 ÷17) at – áp suất dư). Ở dàn ngưng, hơi thải nhiệt cho không khí làm mát, ngưng tụ lại ở áp suất cao PK, nhiệt độ cao tK . Môi chất lạnh lỏng qua phin lọc vào ống mao và khi tới dàn bay hơi, áp suất giảm xuống đến áp suất P0. Ở dàn bay hơi môi chất lỏng thu nhiệt của không khí cần làm lạnh để sôi và bay hơi ở nhiệt độ thấp t0, áp suất thấp P0. Sau đó hơi lại được hút về máy nén, khép kín vòng tuần hoàn.

(Nguồn: http://maylanhgiasi.net

https://www.youtube.com/watch?v=icsvNqNKqLw)

Sau một thời gian hì hục, Bờm cũng đã chế tạo ra được chiếc máy lạnh đầu tiên mang thương hiệu Air-Bờm. Dịp may cũng đến khi phú ông sang chơi đặt mua hẳn chục cái về cho 9 bà vợ dùng. Có ít đồng vốn Bờm tống thẳng vào ngân hàng A Đống tích của lận lưng.

Bờm không ngờ rằng đây chính là tiền đề để sau này cuộc đời của Bờm thăng hoa@@.

Chương 3: ĐỊA ỐC, NHÀ TO – ĐIỀU HÒA CỠ LỚN(HVAC)

Đang lim dim lắc lư nghe nhạc rock Ha-lô-win Phó_ré_vờ èn oăn bổng đâu có tiếng kèn trống à í ơi xen lẫn Bờm tức mình bật dậy.

Oa cha làng xóm loăn xoăn chạy ra coi:

  • Chi rứa? - Bờm hỏi đổng
  • Nghe đâu có thằng Công tử Bạc Triệu ghé làng mình chơi – Một thằng vớ vẫn lên tiếng
  • Đồi cỏ mịn màng! Bạc Triệu có khác! – Bờm lè lưỡi
  • Nghe đâu hắn định mua mấy quả đồi sau làng mình làm lâu đài rì dọt gì đó! – Giọng phú ông khè khè
  • Cha chả! Pạc pạc pạc – Bờm há miệng – lồi mắt.
  • Tí chiều hắn ghé nhà tau chơi – Mặt phú nò kênh kênh
  • Ê, ông cho tui theo với, nhìn mặt cho biết – Bờm lí lắc

Chiều ba giờ bốn mươi lăm phút sáu mươi giây, Bạc Triệu bước ra từ con Mẹc, tóc hói, kính đen, nhìn đời không thấy mắt.

  • Dà chào anh Tiểu! – Phú nò quéo lưỡi

Triệu lệch mắt kiếng.

  • Úi em quýnh quá! Hân hạnh được đón anh Triệu vào nhà – Đon đã như một thói quen

Tiệc rượu mâm cao cỗ đầy đã được dọn sẵn trong gian chính nhà phú ông. Mỗi bàn có mấy em chân dài tới…háng đứng chờ phục vụ vị khách quý.

  • Òa! Ngoài nóng mà vô đây mát thế?! Nhà ông làm kiểu gì mà cũng ngon nhỉ? – Triệu bày tỏ ngạc nhiên
  • Dà nhờ thằng em thiết kế giúp anh ạ!
  • Nó đâu?
  • Ê, Bờm! lại anh Triệu hỏi mày – Phú nò lớn tiếng không giấu vẻ tự hào

Bờm sán lại.

  • Vài bữa tao làm mấy cái gấp 10 cái này mầy làm mát vầy được không?

Mắt Bờm lồi ra, vừa sướng vừa sợ:

  • Dạ cảm ơn anh chiếu cố ạ! “Mịa! Nhà nó to thế mà điều hòa của mình bé tí tì ti, vụ này căng a, chắc phải 6 đêm 7 ngày diện kiến Mít tờ Gu-Gồ nữa rồi!”-Bờm chợt nghĩ

Nói là thế chứ bữa nay Bờm cũng mới tậu được con Pho_Răng_Gơ lăn lội đường trường.

Sau 3 tiếng mút mùa ga Lệ Thủy Bờm phanh két xì ngay tại giếng, quăng cái đùm ghi chữ: ”Thiết kế Em – I cho nhà to bự chảng”.

Như lần trước giếng ùn lên một đống, nhưng lần này có vẻ phì nhiêu hơn (nhà to mà lị@@):

Hồi 1: Cái nguồn lạnh-Chiller

Lịch sử phát minh chiller giải nhiệt

Vào giữa thế kỷ 18 người ta đã khám phá kỹ thuật làm lạnh bằng cách cho vào bình thủy tinh 1 lượng khoảng nửa bình chất hữu cơ Diethylether, là chất dễ bay hơi. Sau đó bơm hỗn hợp không khí và dung môi ra khỏi bình vào tạo ra lạnh xung quanh bình thủy tinh. Tuy nhiên người ta không triển khai cách làm lạnh này để ứng dụng cho đời sống. Mãi đến năm 1845 mới xuất hiện máy lạnh chạy thực dụng đầu tiên, được thiết kế bởi 1 bác sĩ người Mỹ tên John Gorrie ở Florida. Ông bác sĩ này tìm kiếm 1 giải pháp để giúp đỡ bệnh nhân chống lại cái oi bức của vùng Florida. Máy lạnh đầu tiên của ông Gorrie dùng để sản xuất đá lạnh và điều hòa phòng ốc. Tuy nhiên mô hình máy lạnh là 1 sự thất bại kinh tế (Bằng phát minh số 8080, ngày 06 tháng 5 năm 1851) cho ông. Sau đó vài năm ông Gorrie qua đời trong túng thiếu và bị người ta chê cười. Đến năm 1870 máy lạnh mới được sản xuất có hiệu quả kinh tế mà ứng dụng nhiều nhất trong kỹ nghệ làm bia. Trong các doanh nghiệp lớn sản xuất máy lạnh đầu tiên phải kể đến kỹ nghệ gia người Đức Carl von Linde.

Định nghĩa chiller là gì?

Chiller là loại máy phát sinh ra nguồn lạnh để làm lạnh các đồ vật, thực phẩm. Ở máy lạnh người ta luôn thấy 1 nguồn lạnh và 1 nguồn nóng hơn môi trường xung quanh dù chạy với nguyên lý nào. Thực ra máy lạnh cũng là máy bơm nhiệt. Tùy theo mục đích sử dụng mà người ta gọi cho thích hợp. Ở máy lạnh nguồn lạnh được sử dụng là mục đích chính, trong khi máy bơm nhiệt, nguồn nóng chủ yếu phục vụ chính cho nhu cầu. Nhiều trường hợp thuận lợi ta có thể thiết kế sử dụng cả hai nguồn nóng và lạnh, tiết kiệm được rất nhiều năng lượng. Là máy sản xuất nước lạnh dùng trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm, sử dụng nước là chất tải lạnh.

Nguyên lý hoạt động của chiller

Áp dụng sự chuyển đổi lý tính trạng thái vật chất :hơi nước ngưng tụ thành lỏng, lỏng ngưng tụ thành rắn

Rắn sang lỏng sang khí thì quá trình sẽ thu nhiệt: tức là lấy nhiệt môi trường xung quanh làm cho môi trường xung quanh bị mất nhiệt và lạnh đi. Ngược lại quá trình đó sẻ là tỏa nhiệt

Hệ thống làm lạnh áp dụng cơ bản về quá trình lỏng sang khí (quá trình bay hơi) để thu nhiệt xung quanh môi trường và làm cho môi trường lạnh đi (gas lạnh lỏng bay hơi, thu nhiệt từ nước làm nước bị mất nhiệt và lạnh đi theo yêu cầu sử dụng)

Sau đó quá trình ngược lại: gas trạng thái hơi áp suất thắp được nén từ máy nén gas lạnh. Qua máy nén thì gas trạng thái hơi áp suất cao, được giải nhiệt (từ cooling tower hoặc dàn ống đồng gió thổi qua thu nhiệt) sẻ chuyển hoàn toàn sang lỏng trở thành một chu trình kín. Giữa 2 trạng thái gas Lỏng và gas hơi được điều chỉnh bằng van tiết lưu gas

Hai loại chiller giải nhiệt chính

Loại chiller giải nhiệt nước

Một chiller thông thường 4 phần chính: Máy nén lạnh, Dàn nóng, Dàn Lạnh, Tủ Điều Khiển.

Máy nén lạnh

Máy Nén piston (1 piston, 2 piston, 3 piston, 4 piston …). Thường nhỏ hơn 3 hp dân dụng, hoặc hàng trăm hp trong đông lạnh cho máy nén 2 cấp.

Máy Nén Xoắn Ốc (từ 3 hp điện đến 30 hp/block nén điện).

 Máy Nén Trục Vít (từ 40 hp điện đến 300 hp/block điện).

Máy Nén Li Tâm (loại li tâm nhỏ turbo 60 tons -300 tons. Và li tâm lớn từ 300 tons đến hàng ngàn tons).

Dàn Nóng chiller (bình ngưng ống chùm)

Dạng ống đồng thẳng từ đầu này sang đầu kia, nước dẩn bên trong ống đồng. Gas dạng hơi chứa trong bình ngưng, đọng lại thành lỏng được hấp thụ nhiệt từ nước dẩn qua đến tháp giải nhiệt cooling tower.

Dàn Bay Hơi chiller

Bay Hơi Loại Khô: Nước dẩn qua bình, gas bay hơi bên trong ống đồng, nhờ các tấm định nước mà nước chảy theo dạng hình sin, tăng quảng đường nước chảy và tăng hiệu suất trao đổi nhiệt.

Bay Hơi Loại ngập dịch: với hiệu suất cao hơn nhiều so với loại khô, nhưng thường áp dụng với dãy công suất lớn, từ 100 tons trở lên. Nước chảy trong ống đồng, môi chất lạnh sôi ngoài ống. Bình bay hơi được bọc cách nhiệt và duy trì nhiệt độ không được quá dưới 7oC nhằm ngăn ngừa nước đóng băng gây nổ vỡ bình.

Bay hơi bằng tấm PHE INOX: Plate heat exchanger

Dùng cho ngành thực phẩm: yêu cầu chất lượng nước tốt hơn không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không dùng nước trực tiếp bị thu nhiệt từ ống đồng bị oxi hóa.
Dùng cho chất lượng nước không đảm bảo điều kiện PH (có PH tù 6.5 đến 7.5) với tốc độ chảy của nước và ph như vậy sẻ nhanh chóng ăn mòn ống đồng và nước thấm vào máy nén gây cháy cuộn dây motor động cơ điện máy nén.
Dùng cho ngành hóa chất (ít tác dụng với inox) và sử dụng ống đồng sẻ gây ra quá trình hóa tính đến tính chất vật liệu.v.v.

Tủ điều khiển nhằm điều khiển sự hoạt động của hệ thống chiller

Điều Khiển on – off với chiller xoắn ốc.
Điều Khiển Giảm tải 25%-50%-75%-100% với chiller trục vít sử dụng thanh trượt làm giảm tỉ số nén.
Điều Khiển giảm tỉ số nén bằng cách giảm lượng gas cấp vào với chiller li tâm.
Điều Khiển bằng biến tần khi chạy non tải.
Điều khiển khi khởi động Sao – Tam giác.

Loại chiller giải nhiệt gió

Về nguyên lý và cấu tạo gần giống với chiller nước nhưng có 1 số điển khác biệt.

1. Không sử dụng tháp giải nhiệt cooling tower. Mà trao đổi nhiệt từ gas nóng áp suất cao với không khí từ quạt hút.

2. Loại này hiệu suất lạnh kém hơn rất nhiều so với loại chiller giải nhiệt nước (hiệu suất gấp 1,5 lần so với chiller gió). Thử nghĩ xem với một công suất điện chiller gió sản sinh ra 3 kw lạnh thì chiller nước sản sinh ra 4,5 kw lạnh.

3. Nhưng do một số điều kiện đặc biệt người ta vẫn dùng hệ chiller gió giải nhiệt :

Do chất lượng nước không đảm bảo (axit quá cao, nhiều bụi bẩn khi sử dụng tháp giải nhiệt sẻ nhanh chóng bám vào thành ống giảm khả năng trao đổi nhiệt).
Tiết kiệm diện tích so với chiller. Ví dụ như chiller nước thì cooling tower không đặt được trong nhà xưởng.
Khi sử dụng tháp giải nhiệt làm tăng độ ẩm xung quanh và vi sinh không tốt làm ô nhiểm môi trường xung quanh nhà máy ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như thực phẩm.

4. Về cấu tạo chỉ khác chiller giải nhiệt nước là không sử dụng bình ngưng ống chùm mà là dàn ống đồng cánh nhôm. Tại sao lại là ống đồng cánh nhôm, có một số giả thuyết :

Đồng truyền nhiệt tốt hơn nhôm, nhưng tản nhiệt vào không khí lại kém
Đồng giá cao và nặng hơn nhôm nên không kinh tế bằng nhôm
Đồng dẩn nhiệt qua cánh tản nhiệt đồng thì nhiệt trên cánh tản nhiệt đồng sẻ cao, khi đặt trong xưởng sẻ dể gây ra nguy cơ cháy nổ.
Ống đồng cánh nhôm sẻ tạo ra lượng nhiệt không điều trên toàn bộ dàn coil từ đó dẩn đến sự đối lưu tốt hơn cho toàn bộ dàn coil.
5. Phân Loại theo hướng thổi của Quạt và số lượng quạt: Thổi ngang, thổi nghiêng và thổi trên. Tùy theo vị trí mà ta có thể đặt thêm ống gió để luồng gió nóng không ảnh hưởng đến môi trường sản xuất.

Quạt thổi ngang công suất nhỏ, hiệu suất cao hơn một ít so với 2 loại còn lại.Thường thì từ 5 hp đến 15 hp điện, 1 quạt.
Quạt thổi nghiêng công suất lớn hơn thổi ngang, Thường thì từ 15 hp đến 30 hp điện, 2 Quạt
Quạt thổi trên công suất lớn nhất. Thường thì từ 40 hp điện trở lên, từ 3 quạt trở lên.

Bảo trì và bảo dưỡng chiller

Thông thường nhà sản xuất sẻ cung cấp lịch bảo trì bảo dưỡng định kì cho Chiller. Chi phí bảo trì có Free trong năm đầu tiên còn bảo hành không ta phải hỏi kỉ nhà sản xuất.

Với một số chiller lịch bảo dưởng như sau: 

chiller chạy 24 giờ 1 ngày  thì 6 tháng sẻ thay dầu máy nén. chiller chạy 8 giờ 1 ngày thì 12 tháng sẻ thay dầu máy nén. Với loại dầu được yêu cầu từ nhà sản xuất.

Đối với chiller giải nhiệt nước

Vệ sinh thường xuyên cho tháp giải nhiệt Cooling tower: Thường thì một tháng vệ sinh và thay nước Tháp cooling tower và 3 tháng sẻ vệ sinh bầu ngưng và bầu bay hơi chiller.

Thường thì bầu ngưng và bầu bay hơi loại ngập dịch  vệ sinh rất đơn giản và có thiết bị chuyên dụng để vệ sinh, còn dàn bay hơi loại khô rất khó để vệ sinh bằng tay mà dùng phương pháp ngâm hóa chất chuyên  dụng từ những người có kinh nghiệm trong lỉnh vực này.

Với những chiller từ 200 tons lạnh trở lên, ta có thêm công nghệ mới để vệ sinh hệ thống cho nó như công nghệ Hydroball. Mặt dù công nghệ nó là khá đắt, nhưng phù hợp với những chiller lớn ở các nước phát triển thích các ứng dụng xanh tiết kiệm năng lượng.

Đối với chiller giải nhiệt gió

Dàn ngưng ống đồng cánh nhôm ta lại có hóa chất chuyên dụng để xịt rửa mà không ảnh hưởng đến chất liệu dể ăn mòn như Nhôm. Dàn bay hơi tùy theo chất lượng nước, nhưng thường khoảng 4 – 6 tháng ta vệ sinh một lần.

(Nguồn: http://thietbikhoahoccongnghe.com)

Đọc đến đây Bờm nghĩ:”À hóa ra nó cũng như cục nước đá ban đầu, lên tí nữa như là cái lốc điều hòa, vì nó cấp cho nhà lớn nên nó bự như trâu, phen này ngâm cứu hơi bị nhiều đa”.

“Thế đâu là cái quạt?” – Bờm tự hỏi

Hồi 2: Tải lạnh: AHU – PAU – VAV, FCU, VRV

Cái “quạt” Bờm hỏi thực chất có tên chuyên môn gọi là các tải lạnh. Tải lạnh gồm nhiều loại nhưng chủ yếu có các dạng đặc trưng sau:

Điều Hòa Không Khí AHU

Các hệ điều hòa không khí được chia thành ba hệ chính: điều hòa không khí ngoài trời, trong phòng hoặc quanh phòng, phụ thuộc vào tải trọng đặt lên mỗi máy điều hòa không khí.

Tùy từng hệ thống điều hòa không khí, ta có các loại AHU khác nhau. Có nhiều cách khác nhau để phân loại AHU.

Các cách sau ứng dụng cho điều khiển tự động:

PAU

Trong AHU này, chỉ khí trời được hút vào và xử lý mà không có  khí hồi lưu trả về hệ thống.Trong một số trường hợp người ta thêm vào các máy trao đổi nhiệt tổng. Khối này phù hợp để kết hợp với các dàn quạt lạnh, dùng cho các phòng đơn trong khách sạn hoặc bệnh viện và các AHU trên mỗi tầng trong các toà nhà văn phòng. Trong loại này, điều khiển được thực hiện dựa trên nhiệt độ khí cung cấp và nhiệt độ đọng sương.

Tuy nhiên cũng có thể không sử dụng các bộ chuyển đổi nhiệt khi làm mát không khí nếu thời tiết trong mùa thuận lợi.

CAV

Phương pháp này để xử lý tải phòng (khí hồi lưu) và tải khí không  đổi  đó  trong  các  ống.  Người  ta  sử  dụng  ống nóng/lạnh  hoặc  kết hợp  của  ống  nóng  và  ống  lạnh. Phương pháp này điều khiển những khu vực có đặc tính tải không đổi và được sử dụng rộng rãi, từ những khu rộng lớn như nhà hát hoặc trung tâm thương mại, không gian trong các toà nhà từ nhỏ đến trung bình, tới các toà nhà lớn và cho từng tầng. CAV AHU thực hiện điều khiển nhiệt độ và độ ẩm của các phòng bằng việc điều chỉnh lượng khí trả về từng phòng. Nó cũng điều khiển nhiệt phòng và nồng độ CO2 bằng cách kiểm soát tải khí trời và điều chỉnh lượng khí trời lấy vào.

VAV

Phương pháp này chia nhỏ vùng điều khiển thành các vùng chịu tải như nhau, dùng các khối VAV đơn để ổn định chúng, dùng biến tần để giảm khối lượng khí tổng cộng của AHU v.v. So sánh với CAV AHU, các VAV AHU có thể điều khiển các khu vực này tốt hơn do tính đến tải ở từng khu vực nhỏ vì thế có khả năng tiết kiệm năng lượng. Phương pháp này phù hợp cho các toà nhà công sở từ trung bình đến lớn với diện tích cần xử lý không khí rộng và quan tâm đến yếu tố giá thành. Các VAV AHU điều khiển nhiệt độ từng khu vực nhỏ, điều khiển nhiệt độ khí cấp, khối lượng khí quạt.             Chúng cũng điều khiển khí trời và mật độ CO2 giống như các CAV AHU.

VRV

Đây là thiết bị đặt trong phòng có gắn thêm máy nén. Có hai loại: máy nén lạnh kèm máy sấy điện và loại bơm nhiệt. Ngoài ra cũng có loại dùng nguồn nước hoặc một số loại kết hợp.

Phương pháp này dùng chủ yếu để điều hòa không khí cho những nơi có đặc tính tải và thời gian vận hành đặc trưng, các phòng máy tính, kho chứa, văn phòng cỡ nhỏ. Trong các hệ điều hoà không khí cục bộ, thực hiện điều khiển bật/tắt các khối điều hành máy nén tương ứng với nhiệt độ phòng v.v..

FCU

Máy điều hoà không khí thu gọn gồm một quạt, một ống dẫn và một bộ lọc, v.v.

Nói chung, nó không hút khí trời vào hoặc thực hiện phun ẩm, mà đơn giản là thực hiện   tuần hoàn không khí. Có các loại đặt trên sàn, treo lên trần và dạng khối xách theo. Phương pháp này sẽ phù hợp cho các phòng trong khách sạn, bệnh viện hoặc hành lang các toà nhà văn phòng.

FCU điều hoà nhiệt độ phòng hoặc khối khí trả về bằng cách  điều  chỉnh  các  van  độc  lập  hoặc  nhóm  (cho các vùng). Chúng có thể dùng để tối ưu tải chung với các máy điều hòa không khí trong hoặc ngoài cũng như thực hiện điều khiển tiết kiệm năng lượng.

Hồi 3: Tổng hợp

Sơ đồ nguyên lý phân phối tải.

Chương 4: TỐN CÔNG, TỐN CỦA –LÊN NÚI TẦM SƯ HỌC ĐẠO – SƯ PHÒ BờM ét Sì XUẤT ĐẦU LỘ DIỆN! (BMS)

Sau bao ngày tháng nghiên cứu, mua đồ, triển khai cuối cùng hệ thống Em-I của Bờm cũng đi vào hoạt động.

Ban đầu thì cũng tạm ổn tuy nhiên các bất cập bắt đầu xuất hiện.

Một ngày xấu trời con mệ Gà Mờ(GM) ma ma tổng quản rên rỉ:

  • Hệ thống lớn nên cần rất nhiều em vận hành, tốn xèng quá!
  • Động cơ chạy như máy xay gạo, rên la ầm ĩ.
  • Tốn tiền điện vãi!
  • Lúc muốn lạnh thì lạnh thấu xương, khi muốn ấm thì nóng không phanh.
  • Các hệ thống chưa thực sự đồng bộ với nhau.
  • Mất công đi kiểm tra, giám sát, ghi chép số liệu.

Con Gà Mờ cứ nói blab la…Bờm nghe mà nhức óc.

  • Thôi con lạy mẹ! Mẹ về đi để con ngâm cứu xử lý – Bờm vật vã

Như một thói quen, Bờm lại tìm đến Mít tờ Gu-Gồ. Lần này Bờm viết rất nhiều nhưng chỉ nhận lại được vài đùm xuất hiện chung dòng chữ “BMS – Hệ thống quản lý tòa nhà”. Toàn là lý thuyết nôm na, Bờm nản ruột:

……

Lang thang trên các đùm diễn đàn Bờm bắt đầu làm quen và tiếp cận được với một cao nhân – sau  này là Sư Phò của Bờm – hiệu là Sư Phò BờM ét Sì.

Chương 5: KIỂM TRA CHÂN CẲNG – BỜM TU LUYỆN – NGUYÊN TẮC CỦA ĐIỀU KHIỂN(BASIC)

Hồi 1: Mày có biết Gót không?

Sau một thời gian chát qua chít lại, Bờm cũng xin được một cái hẹn cà phê diện kiến Sư Phò.

Trước mặt Bờm là một cao nhân béo mập, mặt tròn phúc hậu, để râu kẽm lưa thưa nhưng cũng được cắt tỉa gọn gàng. Bên cạnh là một chú cũng béo ủn ỉn không kém cùng vẻ mặt têu tếu hài hài.

  • Dà em chào anh! – Bờm cung kính
  • Hế lô chú em, anh đã xem qua cái Cờ Vờ của chú rồi. Nói chung căn cơ cũng tạm được – Lão sư vê vê râu kẽm gật gù

Lần này Bờm mới để ý, bàn tay Lão sư trắng xém loang lỗ, “chắc hành tẩu giang hồ cũng nhiều đây!” – Bờm chợt nghĩ.

  • À mà này chú mày có biết Gót_Sờ_Tờ không? (Ghost)
  • Dà em chỉ xài Nọc_tông(Norton)
  • Ờ! – Lại vân vê chòm ria kẽm.
  • Ố kề! Gheo khăm chú gia nhập BờM ét Sì Hội
  • Rìa lí! Thanh kừu Sư Phò!
  • Mày là đời F2, còn thằng này F1 – Sư Phò chỉ thằng ku ủn ỉn – hiệu Lém Củ Tỏi.

Hồi 2: Ký ức Anh văn – Sư phụ động viên

Nhớ ngày xưa, sau khi tốt nghiệp trường Độc Hại, Bờm thẳng tiến vào Nam gia nhập làng Bôn Ba.

Vì biết thân phận non tơ và chưa có kinh nguyệt nên ai biểu gì Bờm cũng làm đấy. Ngày nào cũng xách ba lô đồ nghề lên và đi, lẽ dĩ nhiên ngày nào cũng quên một cái thứ đồ nghề khỉ gió nào đấy mà Bơm chưa thấy theo như ý tưởng của lão Bác Học tốt tính đưa ra.

“Ê ku, đi cầu thang chứ đừng đi thang máy nhé! Thang máy là dành cho Sếp đó”

“Móa vãi hồn! Bờm chứ có phải khùng đâu cha”

 Một tháng Bôn Ba cũng qua, một ngày đẹp trời 11 thằng bờm được tập trung huấn luyện.

Ngày đó Bờm không quên.

Cao, to, cũng béo ị, nhưng nhìn thông minh, phúc hậu. Sau khi rà soát, kiểm tra Sư phụ buông một câu:

  • Sặc! tụi mày tốt nghiệp Độc Hại mà nữa chữ tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết! – Thái độ không dè bĩu.

“Con lạy tía, một chữ bẻ làm đôi thánh còn không biết nữa là bẻ làm tư” – Nghĩ bắt lý cho vui chứ dại chi nói keke – Mấy thằng bờm xì xầm

Mà đúng thiệt, có loe nghoe được mấy chữ hà.

Cảm thấy nhục nhã, Bờm quyết tâm để dành ba xị nhậu, mua xe đạp cày cuốc đường xa hết ba cuốn Sim_Lai.

Cơ hội cũng đến khi Bờm nhận được học bổng Bôn Ba tu luyện cùng Sư phụ ở Xài Thành.

Ôi những ngày tháng Bôn Ba…

Hồi 3: Điều khiển cái động cơ

Hồi 4: Bản vẽ triển khai thi công – ShopDrawing

Chương 6: COM-MIU-NI-CÂY-XẦN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT(PROTOCOL)

Hồi 1: Mô hình OSI-ISO

Hồi 2: TCP/IP

Hồi 3: BacNet-IP

Hồi 4: BacNet-MSTP

Hồi 5: Modbus

Chương 7:  NHẬP MÔN BờM ét Sì – MÔN PHÁI SI-MEN-SÌ(BMS-SIEMENS)

Hồi 1: Tổng quan về môn phái BờM ét Sì – Si_Men_Sì

Hồi 2: Thiết bị Si_Men_Sì(PXCs-Modules)

Hồi 3: Nguyên tắc và cách thức xây dựng Sing_Gồ_Lai(Single Line)

Hồi 4: In_Sai(Insights)

Hồi 5: Cấu hình cho thiết bị(Devices Configuration)

Hồi 6: Tạo Poi-Áp_Pờ_Li_Cây_Xần(Creat Points Apps)

Hồi 7: Tét_sờ_ting èn Com_mít_Xần_ning(T&C)

Chương 8: TUYỆT THẾ VÕ CÔNG KHUẤT PHỤC NGOẠI BANG (INTERGRATED)

Hồi 1: Tích hợp BacNet (BacNet Other)

Hồi 2: Tích hợp Modbus

Hồi 3: Sờ_keo(Scale)

Chương 9: XẾP KIẾM – MÀI GƯƠM THA HỒ CHẶT CHÉM(TOOLS)

Hồi 1: Hyperterminal

Hồi 2: Ngôn ngữ PPCL

Hồi 3: FLT

Hồi 4: Cable

Hồi 5: Register List

Hồi 6: Modbus Tools

Hồi 7: Đì_Zai_Nơ(Designer Tools)

Chương 10: HẠ SƠN – TÌM NƠI BIỂN LỚN(SELFT-STUDY)

Tạm Bờm chưa có Time nên chưa Update kịp các Hồi nhé (:D)...See you next time!

BờmTT

Trân trọng!

Lĩnh Vực Hoạt Động

Xem Nhanh